Trong phân tích kỹ thuật có rất nhiều trường phái phân tích , trong đó lý thuyết sóng Elliott là một nhánh phức tạp nhưng mang lại hiệu quả đầu tư rất lớn. Để có thể hiểu và vận dụng nguyên lý sóng Elliott vào đầu tư thì cần phải có phương pháp tiếp cận khoa học và cái nhìn nhạy bén về thị trường.
Trước tiên thì chúng ta cũng cần phải biết được nguyên lý sóng Elliott là gì? Nó ra đời như thế nào, trong hoàn cảnh nào, đặc điểm ra sao?
Nguyên lý sóng Elliott ra đời vào khoảng thập niên 1930 do ngài Ralph Nelson Elliott ( ông là một kế toán viên chuyên nghiệp ) khám phá ra. Lúc đó ông nhận ra rằng thị trường tài chính không hành xử một cách hỗn loạn mà dao động trong một trật tự , có tính chất lặp lại quá khứ do cảm xúc của con người bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài hoặc do tâm lý đám đông. Chính vì lẽ đó thị trường luôn tồn tại các mô hình giống nhau , lặp đi lặp lại trên các phân đoạn khác nhau mà sau này Elliott đặt tên chúng là " các bước sóng ". Qua thời gian nghiên cứu, ông đã nhận diện được các tính chất đặc trưng cơ bản của các mô hình sóng, các bước sóng mà nhờ đó ông có thể đưa ra các xu hướng dự báo về thị trường tiếp theo.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lý thuyết cơ bản của sóng Elliott bao gồm 2 phần :
I. Phần 1 : Các mô hình sóng cơ bản
Mô hình 5 sóng.
Mô hình 3 sóng.
Mô hình 8 sóng.
Sự thay đổi giá cả sẽ tạo nên các mô hình sóng như sau:
Theo hình vẽ trên , chúng ta có thể thấy một mô hình sóng cơ bản sẽ bao gồm 5 con sóng chủ theo số thứ tự từ 1-5 và 3 con sóng điều chỉnh được đánh số A-B-C. Trong 5 con sóng chủ thì các con sóng 1,3,5 được gọi là sóng chủ và động, các con sóng 2,4 được gọi là sóng chủ và điều chỉnh. Trong các con sóng như vậy luôn tồn tại các con sóng nhỏ hơn và cũng tuân theo nguyên tắc sóng Elliott. Trong đợt sóng chủ sẽ có tổng cộng 89 con sóng và đợt sóng điều chỉnh là 55 con sóng. Như vậy , một mô hình sóng Elliott hoàn chỉnh sẽ bao gồm 8 con sóng ( 5 sóng chủ - 3 sóng điều chỉnh ) theo mô hình giá đi lên trong thị trường đầu cơ giá lên và theo mô hình giá đi xuống trong thị trường đầu cơ giá xuống.
Tùy theo thời gian mà có nhiều cấp độ sóng Eliott được hình thành. Có tất cả 9 cấp độ:
_ Grand Supercycle : cấp độ sóng siêu chu kỳ lớn, một mô hình sóng hoàn chỉnh kéo dài vài thập kỷ đôi khi là cả một thế kỷ
_ SuperCycle : thời gian từ vài năm đến vài thập kỷ
_ Cycle: từ 1 đến vài năm
_ Primary: một vài tháng đến hai năm
_ Intermediate: vài tuần đến vài tháng
_ Minor: vài tuần
_ Minute: vài ngày
_ Minuette: vài giờ
_ Subminutte: vài phút
II. Phần 2: Các quy tắc cơ bản của các mô hình sóng cơ bản
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một mô hình sóng hoàn chỉnh trong thị trường đầu cơ giá lên
Sóng chủ 1: Con sóng này bắt đầu từ điểm cuối của thị trường đầu cơ giá xuống, lúc này thị trường vẫn đang tràn lan các thông tin tiêu cực nên sóng 1 rất khó nhận biết ngay từ đầu. Khối lượng giao dịch của sóng 1 có tăng nhưng không đáng kể. Rất khó để nhận biết và tham gia giao dịch mua lên trong con sóng này.
Sóng chủ 2: Đây là con sóng điều chỉnh giảm giá so với con sóng 1 trước đó. Lúc này, thị trường vẫn chưa có các tin tức khả quan. Các nhà đầu tư theo xu thế đầu có giá xuống vẫn tin rằng thị trường vẫn đang suy thoái. Nhưng bản chất thì con sóng 2 đi xuống chỉ là để kiểm tra độ thấp của giá cả. Sóng 2 thường hoàn lại khoảng 31.8 % - 61.8 % so với con sóng 1.
Sóng chủ 3: Đa phần thì đây là con sóng lớn nhất , có khối lượng giao dịch nhiều nhất. Ở đầu con sóng 3 thị trường vẫn còn đón nhận một vài thông tin tiêu cực , vì thế một số nhà đầu tư không kịp chuẩn bị để mua lên. Khi thị trường chuyển mình mạnh mẽ cũng là lúc đón nhận những thông tin tích cực. Khối lượng của con sóng 3 thường lớn hơn con sóng 1 theo tỷ lệ 1.618 hoặc thậm chí 2.618 lần !
Sóng chủ 4: Đây thực sự là một con sóng điều chỉnh trong thị trường đầu cơ giá lên. Giá cả đi xuống đôi khi tạo những răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường hoàn lại 38.2% - 61.8% so với sóng 3. Đây có thể là thời điểm tốt để các nhà đầu tư mua lên nếu nhận ra xu thế chính ngự trị thị trường, nhưng có một vấn đề rất khó nhận biết đó là điểm dừng của sóng 4.
Sóng chủ 5: Lúc này thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và tất cả đều tin rằng thị trường đang trong xu hướng đầu cơ giá lên. Tuy nhiên , những nhà đầu tư không chuyên thị lại thường mua vào ở gần điểm cuối của sóng 5. Khối lượng của sóng 5 thường gấp khoảng 1.618 lần so với con sóng 3 ( trong một vài trường hợp thì có cách xác định khối lượng của sóng 5 riêng )
Sóng điều chỉnh A: Trong thời gian diễn ra sóng A , thông tin tích cực vẫn còn. Sóng A thường hoàn lại 38.2% - 61.8% so với sóng 5
Sóng điều chỉnh B: Giá cả bắt đầu tăng trở lại và điểm cao nhất của sóng B cao hơn điểm thấp nhất của sóng A. Sóng B được coi như điểm kéo dài của thị trường đầu cơ giá lên . Với những nhà phân tích kỹ thuật có thể coi sóng B chính là vai phải của mô hình đỉnh đầu 2 vai. Sóng B thường hoàn lại 38.2% - 61.8% so với sóng A.
Sóng điều chỉnh C: Giá cả có xu hướng giảm nhanh hơn. Lúc này các nhà đầu tư mới nhận thấy xu thế giảm giá ngự trị thị trường , chậm nhất có thể là trong con sóng nhỏ số 3 của sóng C. Sóng C thường có khối lượng bằng hoặc lớn hơn 1.618 lần so với sóng A.
Sau đây là hình ảnh của một mô hình sóng có 5 con sóng chủ trong thị trường đầu cơ giá lên :
Viết đến đây có lẽ đã quá nhiều thông tin. Hẹn gặp lại các bạn trong bài tiếp theo với chủ đề các " quy tắc đếm sóng " trong mô hình sóng cơ bản. Hy vọng bài viết trên có ích với các bạn, hãy like và share nếu thấy có ý nghĩa !
Lý thuyết sóng Elliott
Written By Unknown on Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013 | 12:24
Bài viết liên quan
Nhãn:
Kiến thức,
Phân tích kỹ thuật,
Slider
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !